Dịch vụ
Giải thể Chi nhánh/VPĐD của thương nhân nước ngoài
VBConsult – Hãy để chúng tôi là cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn!
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ
Chấm dứt hoạt động Chi nhánh/Văn phòng đại diện (VPĐD) hay Giải thể Chi nhánh/VPĐD là một thủ tục cần phải thực hiện khi đơn vị chủ quản của Chi nhánh/VPĐD nhận thấy những tổ chức này hoạt động không còn hiệu quả, không còn cần thiết, hoặc các trường hợp khác mà pháp luật quy định cần phải thực hiện giải thể Chi nhánh/VPĐD. Tuy nhiên, thủ tục này chưa bao giờ là đơn giản và dễ thực hiện. Sau đây, là một số điểm pháp lý chính mà doanh nghiệp cần phải biết khi thực hiện thủ tục này.
- Thương nhân nước ngoài ra quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty; hoặc
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh;
- Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp Cơ quan cấp phép không gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép);
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Bản chính Giấy phép thành lập Chi nhánh.
- Khi công ty mẹ (thương nhân nước ngoài) chấm dứt hoạt động;
- Khi hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép đã được cấp nhưng thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;
- Khi hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép đã được cấp nhưng Cơ quan cấp phép không đồng ý gia hạn;
- Bị thu hồi Giấy phép theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động VPĐD;
- Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập VPĐD hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập VPĐD của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp Cơ quan cấp phép không gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép);
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Bản chính Giấy phép thành lập VPĐD.
—/—
TẠI SAO HƠN 2.000 DOANH NGHIỆP ĐÃ CHỌN VBCONSULT CÙNG ĐỒNG HÀNH?
KINH NGHIỆM
Hơn 2.000 khách hàng trong và ngoài nước tintưởng và đồng hành.
TRỌN GÓI
Cung cấp những gì Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
NHÂN SỰ
100% nhân sự làm đúng chuyên môn, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
GIÁ DỊCH VỤ
Hợp lý và luôn có chính sách ưu đãi cho Start-up và khách hàng thân thiết.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Quy trình luôn được cải tiến để hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng.
HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI
Cung cấp đầy đủ dịch vụ và hỗ trợ giải đáp miễn phí cho Doanh nghiệp trọn đời.
QUY TRÌNH 5 BƯỚC GIẢI THỂ CHI NHÁNH/VPĐD VBCONSULT
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu;
Bước 2: Tư vấn và giải đáp thắc mắc;
Bước 3: Báo giá và nội dung chuẩn bị;
Bước 4: Thực hiện cung cấp dịch vụ;
Bước 5: Hoàn thành dịch vụ.
Một số câu hỏi thường gặp
Luật sư trả lời:
Trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài phải nộp hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế và làm thủ tục quyết toán thuế, đồng thời cơ quan thuế sẽ làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho trưởng văn phòng đại diện và nhân viên.
Luật sư trả lời:
- Sở Công Thương đối với trường hợp trụ sở Văn phòng đại diện có địa chỉ ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tinh tế và khu công nghệ cao.
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Bản quản lý) đối với trường hợp Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Luật sư trả lời:
Người đại diện hợp pháp của thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm ký hồ sơ chấm dứt, có trách nhiệm thực hiện thực hiện hoặc ủy quyền để hoàn thiện thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện tại Việt Nam.












