Dịch vụ
Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
VBConsult – Hãy để chúng tôi là cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn!
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ
Trong bối cảnh cả thế giới đang chống chọi với dịch bệnh COVID-19, việc người nước ngoài bị mắc kẹt tại nước sở tại diễn ra khá phổ biến bởi chính sách của một số quốc gia. Thấu hiểu vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã kịp thời sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật nhằm đáp ứng, giúp đỡ người nước ngoài trong thời kỳ khó khăn này. Những quy định mới về việc xin visa cho người nước ngoài ở Việt Nam được áp dụng theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Luật 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các quy định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phòng chống dịch Covid 19.
Visa nhập cảnh Việt Nam (hay còn gọi là thị thực nhập cảnh) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, đầu tư, thăm thân nhân…
Hiện nay theo quy định, ngoài hình thức cấp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thì visa nhập cảnh còn được cấp qua hình thức online, hay còn gọi là cấp thị thực điện tử (E-visa) tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam.
Theo Luật Xuất nhập cảnh Việt Nam quy định thị thực nhập cảnh có 21 loại, điển hình như: NG1, NG2, LV1, LV2, ĐT, LS, DN, NN…
Có nhiều cách phân loại visa nhưng nếu phân theo mục đích nhập cảnh thì bao gồm các loại sau:
- Visa du lịch (DL);
- Visa du học (DH);
- Visa điện tử (EV);
- Visa thăm thân: (VR, TT);
- Visa ngoại giao (NG1, NG2, NG3);
- Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4);
- Visa lao động, công tác (LĐ1, LĐ2, DN…).
Lưu ý: Nếu người nước ngoài dự định làm việc, học tập lâu dài tại Việt Nam thì có thể cân nhắc làm thẻ tạm trú (visa dài hạn) ngay từ đầu, tránh sau này phải gia hạn visa nhiều lần.
- Hộ chiếu gốc;
- Công văn chấp thuận thị thực;
- 02 Ảnh hộ chiếu 4 cm x 6 cm;
- Tờ khai xuất nhập cảnh;
Trong trường hợp đến Việt Nam ngoài mục đích du lịch thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
- Tư vấn những vướng mắc của khách hàng về các quy định của pháp luật về visa cho người nước ngoài;
- Tư vấn các điều kiện để người lao động nước ngoài được cấp visa;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin cấp visa cho người lao động nước ngoài;
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp visa tại Việt Nam cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục cấp visa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bàn giao thị thực (Visa) của người nước ngoài cho khách hàng.
Một số câu hỏi thường gặp
Luật sư trả lời:
Luật sư trả lời:
Visa DN1, DN2 là Visa ngắn hạn là loại visa có thời hạn tối đa là 3 tháng được cấp cho Chuyên gia, Nhà quản lý và lao động kỹ thuật người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Khi cấp hoặc gia hạn loại visa này doanh nghiệp cần lưu ý về điều kiện để xin và xem xét người nước ngoài làm việc cho bên mình có thuộc diện theo quy định hay không? Trong một số trường hợp Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu một số văn bản, tài liệu chứng minh người nước ngoài thuộc đối tượng xin loại visa này.
Luật sư trả lời:
Visa LĐ 1, LĐ2 là loại thị thực có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng) cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động. Việc xin cấp giấy phép lao động và giấy miễn giấy phép lao động được thực hiện tại Sở lao động hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất tùy theo thẩm quyền ở các tỉnh, thành phố. Nhiều doanh nghiệp và người nước ngoài nhầm lẫn Giấy phép lao động và Hợp đồng lao động
Luật sư trả lời:
Khi hết hạn người nước ngoài hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài có quyền gia hạn visa visa theo thủ tục và quy định. Tuy nhiên đối với loại visa DN1, DN2 khi gia hạn doanh nghiệp cần giải trình lý do và mục đích cần thiết về việc gia hạn cho người lao động nước ngoài. Trong một số trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước có thể từ chối việc gia hạn nếu xét thấy việc gia hạn đó là không cần thiết và sự giải trình của doanh nghiệp là chưa phù hợp với thực tế.
Luật sư trả lời:
Các loại visa có thể chuyển đổi được sang visa làm việc. Tuy nhiên để chuyển đổi được thì người nước ngoài phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của loại visa làm việc dự kiến xin như đủ điều kiện về giấy phép lao động, đủ điều kiện về đối tượng được xét cấp visa làm việc …………




































